Thứ sáu, 22/12/2023, 08:47 GMT+7

Bình Thuận: Xác định công nghiệp sẽ trở thành trụ cột kinh tế

Với lợi thế sẵn có, tỉnh Bình Thuận sẽ có nhiều cơ hội để trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu như các địa phương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Hướng đến phát triển kinh tế bền vững

UBND tỉnh Bình Thuận vừa cho biết, để thực hiện tốt Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với mục tiêu là, phát triển công nghiệp thực sự trở thành trụ cột kinh tế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo đó, tỉnh Bình Thuận sẽ tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, giá trị gia tăng các sản phẩm công nghiệp, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng, những ngành sử dụng nhiều lao động và hướng đến nền kinh tế bền vững.

binh-thuan-khu-cong-nghiep-1.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện dự án Khu công nghiệp Tân Đức, huyện Hàm Tân

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của ngành công nghiệp bình quân 11,5 - 12,5%/năm. Đến năm 2025, tỷ trọng (GRDP) của ngành công nghiệp chiếm 33,5 - 35% tổng sản phẩm nội tỉnh, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt trên 550 triệu USD. Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các Khu công nghiệp Phan Thiết 2, Hàm kiệm 1, Hàm kiệm 2, Sông Bình và Tuy Phong, đầu tư trên 70% khối lượng hạ tầng Khu công nghiệp Tân Đức, Khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị Hàm Tân - La Gi (giai đoạn 1).

Thu hút đầu tư lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê Khu công nghiệp Phan Thiết 2; 78% diện tích đất cho thuê Khu công nghiệp Hàm Kiệm 1, Khu công nghiệp Hàm Kiệm 2, đạt trên 30% diện tích đất cho thuê Khu công nghiệp Tân Đức, Khu công nghiệp Tuy Phong, Khu công nghiệp Sông Bình, KCN Sơn Mỹ 1, Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố có từ 1 - 2 cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh lấp đầy trên 50% diện tích, tranh thủ các nguồn lực để đầu tư hình thành cụm công nghiệp với quy mô phù hợp tại huyện Phú Quý. Giai đoạn 2026 - 2030, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của ngành công nghiệp bình quân đạt 13%/năm. Đến năm 2030, tỷ trọng (GRDP) của ngành công nghiệp chiếm 37% tổng sản phẩm nội tỉnh, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt trên 800 triệu USD. Hoàn chỉnh đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp hiện có, thành lập Khu công nghiệp phía nam tỉnh thuộc khu vực 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh…

Sức hút từ “Vương quốc Resort”

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hữu Danh đánh giá, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước không thể thiếu công nghiệp. Vì vậy, nhiều địa phương trên cả nước đang tập trung phát triển các Khu công nghiệp (KCN), tạo ra sức hút đầu tư, để đáp ứng nhu cầu phát triển; Trong đó có tỉnh Bình Thuận, một địa phương được xem là “Vương quốc Resort”.

binh-thuan-khu-cong-nghiep-2.jpg

Bình Thuận xác định công nghiệp sẽ trở thành trụ cột kinh tế

KCN là nơi tập trung các DN công nghiệp vào một khu vực xác định, là một kênh quan trọng để thu hút vốn đầu tư. Xuất phát từ đặc điểm các KCN có ưu thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông và dịch vụ, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cùng với đó là cơ chế quản lý và hệ thống các chính sách của các KCN được ưu đãi hơn. Việc phát triển các KCN là cách thức chủ yếu để thu hút đầu tư của các DN, tập đoàn kinh tế trong định hướng phát triển nhằm vào thị trường rộng lớn ở các nước đang phát triển.

Theo ông Danh, KCN góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, thực hiện đô thị hóa, hình thành các trung tâm, thành phố công nghiệp. Với các biện pháp mời gọi đầu tư hấp dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, tạo ra những ưu đãi cho các DN, tỉnh Bình Thuận cũng định hướng thu hút các dòng vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN diễn ra khá thuận lợi. Sự đa dạng về các loại hình DN tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đã góp.

KCN Hàm Kiệm 1, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận

Ngoài ra, KCN còn góp phần giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo trong quá trình CNH, HĐH. Phát triển các KCN và thu hút các DN vào tập trung sản xuất trong mô hình này đã tạo ra một khối lượng việc làm lớn. Người dân có việc làm, đồng nghĩa với có thu nhập, thị trường được mở rộng, thu hút đầu tư tăng, kích thích sản xuất kinh doanh và lại tạo ra nhiều nhu cầu về lao động mới của các DN.

KCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong hai nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại phải chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Ở các KCN, DN nước ngoài chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, dệt may, gia công giày da, lắp ráp điện tử, cơ khí, linh kiện điện tử... và quá trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra thông qua nhiều hình thức như: Đào tạo công nhân để sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất, đưa máy móc hiện đại sang để tiến hành sản xuất nhằm tăng năng suất lao động;

DN trong KCN có thể chuyển giao khả năng quản trị, tác phong công nghiệp, sang nhượng máy móc, dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc hướng dẫn kỹ thuật cho các nhà cung cấp địa phương hoặc các công ty sản xuất các chi tiết sản phẩm của KCN…

Theo congly.vn